Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2020

Đồng phục nữ sinh Nhật Bản: áo thủy thủ, phong cách “đại tỷ” và biểu tượng văn hóa xứ anh đào đã ra đời như thế nào?

Đồng phục nói lên vị thế và khả năng của nữ sinh trước ngưỡng cửa cuộc đời. Đồng thời khi khoác lên nó, nữ sinh trung học sẽ cảm thấy những cảm xúc mãnh liệt mà cũng tinh tế nhất - như một cánh hoa anh đào vào độ cuối mùa...

Nói đến đồng phục ta thường nghĩ ngay đến sự nhàm chán, trăm người như một. Nhưng điều đó không đúng với đồng phục của nữ sinh Nhật Bản. Cùng một kiểu váy áo nhưng các cô gái Nhật - người thì nhẹ nhàng, thu hút, lại có người cực năng động, táo bạo.


Cứ thế, đồng phục nữ sinh ở Nhật dần trở thành một biểu tượng văn hóa và được nhiều nước biết đến. Thế nhưng chuyện đó bắt đầu từ khi nào và vì sao là cả một hành trình dài.

Ra đời: từ kimono, hakama đến làn gió phương Tây

Từ năm 1879, nam sinh từ gia đình danh giá ở Nhật đã bắt đầu mặc đồng phục tại trường tư. Với nữ, mốc thời gian bắt đầu từ những năm 1900, trước đó họ mặc kimono kết hợp hakama.

Việc giới thiệu đồng phục ở trường học giúp học sinh dễ vận động hơn ở môn thể dục. Đồng thời, trường muốn các em đều bình đẳng với nhau dù tư tưởng giai cấp thời đó vẫn còn rất nặng. Ngay khi được giới thiệu, đồng phục đã được học sinh hết sức ủng hộ.

Cùng lúc đó, làn gió phương Tây đang thổi đến Nhật Bản. Âu phục bắt đầu phổ biến với nam giới. Rồi dần dần, đến lượt các cô gái Nhật khoác lên mình mẫu váy áo mới nhất từ Paris, dùng bữa ăn kiểu Pháp. Dĩ nhiên, điều này những tưởng chỉ giới hạn trong tầng lớp thượng lưu.

Thế nhưng cơn sóng mới lan rộng và "biến tấu" nhanh đến không ngờ! Nhiều cô gái kết hợp trang phục phương Tây với bộ kimono truyền thống.

Cuối cùng, nhờ sự vận động của chính nữ sinh và trào lưu xã hội, khoảng năm 1920, nữ sinh được chuyển hoàn toàn từ hakama sang mặc đồng phục. Đặc biệt là kiểu đồ như thủy thủ rất phổ biến. 

Và một khi đã được chấp thuận, nó còn bùng lên rất mạnh mẽ nhờ thiết kế đơn giản, dễ may, ít tốn kém hơn kimono hay hakama.

Bùng nổ với Sukeban: những "đại tỷ" nắn hình đồng phục

Một thời gian dài sau đó, vì nhiều lí do trường học Nhật đi vào quy củ hơn nhiều, thậm chí hà khắc. Đó cũng là lúc "đại tỷ" (bên cạnh giới đại ca) xuất hiện. Họ là những cô nàng phá bĩnh trường học nhưng cũng sở hữu "set đồ" cực hút, dẫn đầu xu hướng.

Đại tỷ sukeban uốn và nhuộm tóc, trang điểm đậm. Đặc biệt, đồng phục được biến hóa để tạo ra một tổng thể đầy "thách thức" - cổ áo rộng như đồ nam, váy xếp ly dài và áo thủy thủ cực ngắn. Phụ kiện bao gồm 1 chiếc cặp bé tẹo để khỏi chứa sách vở gì nhiều!

Thời trang của "đại tỷ" là thứ gây e dè nhưng cũng đầy choáng ngợp và quyến rũ đối với các cô gái. Lúc đó, học sinh trải qua những áp lực xã hội lớn khủng khiếp, mà thi cử nghiệt ngã chỉ là một khía cạnh.

Giữa phông nền như vậy, chẳng trách những hình ảnh đại ca, đại tỷ nổi lên ào ào rồi đi vào... sách, manga, các band nhạc. Ngay cả nhân vật 1 con mèo cũng được "hư cấu" cho mặc đồng phục kiểu đại tỷ! Tất cả đã đẩy lên một cơn sốt mới.

Nhưng "vui thôi đừng vui quá", các cuộc quậy phá ngày càng nhiều đã buộc nhà trường phải ra tay. Và họ làm điều đó bằng cách... tạo ra 1 "phong trào" mới - của 1 thập niên mới. Luật siết chặt hơn nữa, đồng thời trường cũng phối hợp với các xưởng thiết kế để định hình kiểu đồng phục "chuẩn".

Bước ngoặt những năm 80: khi đồng phục gắn với thời trang

Do can thiệp của các trường học và nhà thiết kế, đồng phục không còn mang ý nghĩa nổi loạn của một thời mà thay bằng vẻ đẹp thanh lịch, hợp thời trang.

Song song đó, đến thập niên 80, Nhật Bản chứng kiến tỷ lệ sinh giảm sâu, các trường học phải cạnh tranh nhau vì số lượng đầu vào có hạn. Họ bèn nghĩ cách dùng đồng phục như một phương thức thu hút, một biểu tượng cho sự thanh lịch rất riêng chỉ có ở nữ sinh.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét